Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Chương 15
Tại nhà ga xe lửa San Francisco, Hoà Lang đang đứng đợi. Chàng ăn mặc cẩn thận, tự cười mình khi ăn mặc như thế. Tuy nhiên chàng cũng cảm thấy thú vị khi ăn mặc chững chạc, và bất cứ cuộc đời nào là định mệnh của chàng, chàng cũng có thể chấp nhận được. Có quá nhiều ở ngoài tầm kiểm soát của chàng đến nỗi chàng cảm thấy sự thỏa mãn khi làm hoàn hảo những vấn đề nhỏ mà chàng có thể kiểm soát được. Chàng đã chọn mặc một bộ đồ may riêng cho chàng bằng lụa Sơn Đông màu kem, đúng cho một ngày nóng bất thường. Một làn sương mờ lảng vảng trên những ngọn núi xa, và có thể bò xuống bờ nước, nhưng lúc này mặt trời vẫn sáng rõ.
Xe lửa đúng giờ và chàng trông thấy Dục Thủy trước khi nàng trông thấy chàng. Nàng lại đẹp và mảnh khảnh như trước, và mặc dù trái tim chàng sôi nổi muốn gặp nàng ngay, chàng biết nên bày tỏ sự nóng ruột. Chàng hy vọng nàng đã bình phục khỏi cái kinh nghiệm yêu thương, nhưng sự mới bình phục không được quá nổi bật, và chàng phải để nàng mọi cơ hội từ chối chàng. Chàng lo lắng vì thiên lương của chàng, bởi vì chàng không thể hưởng được hạnh phúc này, trừ phi chàng cho nàng biết cái tin mà báo chí đã đăng tải kể từ khi hai người gặp nhau lần trước. Sau vài do dự, chàng quyết định không viết cho nàng về cái tin ấy, mà nên nói cho nàng biết, trong lúc hai người mặt nhìn mặt để có thể quan sát đôi mắt rạng rỡ ấy và bắt được ánh sáng hy vọng nhỏ nhất.
Chàng ngả nón ra và lặng lẽ lại gần nàng; chàng đưa tay ra như người tây phương. Hành động này ít gây chú ý hơn là cái cúi đầu chào kiểu Nhật Bản tại sân ga xe lửa.
Chàng gọi, "Dục Thủy."
Nàng chưa nhìn thấy chàng, nhưng nghe thấy tên nàng; nàng quay lại về phía chàng.
"Hoà Lang, anh thực là tử tế đến gặp tôi!"
Nàng khẽ cầm tay chàng rồi vội buông ra ngay.
Chàng trả lời, "Tôi tưởng chúng ta hiểu rằng tôi sẽ ra đón cộ"
Hai người bước đi sát nhau dọc theo sân ga, và đi qua nhà ga, người phu đi theo, mang hành lý cho nàng. Chàng không thể rời mắt khỏi khuôn mặt nàng. Nàng không xanh sao như chàng lo lắng. Nàng có vẻ bình tĩnh, trông có vẻ mạnh khoẻ, trên má nàng có một màu đẹp đẽ và dôi mắt đen của nàng hạnh phúc nhưng xa vắng. Nàng già hơn, im lặng hơn, nhưng đối với chàng, những đức tính này càng làm nàng đẹp hơn.
Chàng gọi một xe tắc xi và giúp nàng bước vào xe, và ngồi bên cạnh nàng. "Tôi đã dành chỗ cho chúng ta ăn trưa cùng với nhau." Chàng ngập ngừng nói, sợ rằng đã tự ý quyết định nhiều quá.
Nàng trả lời, "Như vậy vui thích lắm."
Chàng nói tên tiệm ăn cho tài xế, và ngồi ngả người về phía sau. Nàng ngồi hơi xa cách chàng, hai bàn tay đeo găng chắp lại trên chiếc xách tay bằng da nâu. Nàng mặc một bộ đồ nâu nhạt, rất đơn sơ, một áo viền đăng ten bên dưới, và một chiếc nón rơm nhỏ màu nâu. Nàng trông có vẻ Mỹ hơn là chàng nhớ lại, và chàng cảm thấy hơi khó chịu, cho đến khi chàng nhớ rằng chàng chưa bao giờ thấy nàng mặc âu phục cho đến bây giờ. Rồi chàng ngạc nhiên thấy rằng âu phục không làm giảm vẻ đẹp của nàng như đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản khác. Nét mặt này chứng tỏ rằng nàng vượt được cái kinh nghiệm khó khăn ấy, và dáng người nàng trông rõ ràng dưới chiếc nón nhỏ.
Nhưng chàng không thấy có gì để nói. Tại sao chàng phải nói? Chàng không muốn hỏi một điều gì về đứa con. Chàng cũng không muốn biết đứa bé còn sống không, hoặc nàng đã giải quyết nó như thế nào. Đứa con ấy không có liên hệ gì với chàng hoặc với nàng bây giờ, trừ phi cái tin chàng sẽ kể cho nàng làm nàng đổi ý; chàng không biết tâm trí nàng thế nào.
Sau vài phút Dục Thủy quay nhìn chàng với một nụ cười nhẹ.
Nàng lễ phép dò hỏi, "Anh có khoẻ không?"
Chàng trả lời, "Khoẻ lắm."
"Ba má anh sao?"
"Họ cũng khoẻ lắm."
"Đó là một tin mừng."
Chàng nói, "Bây giờ cô trông rất mạnh khoẻ."
Nàng cười, "Vậy thì chúng ta đều khoẻ cả!"
May là nhà hàng ăn gần đó, và xe tắc xi tới nơi ngaỵ Chàng trả tiền, cho tiền thưởng rất hậu và hai người bước xuống xe. Chàng rất muốn khoác tay nàng như chàng trông thấy đàn ông Mỹ thường làm, nhưng chàng quá nhút nhát nên không dám. Chàng dẫn nàng vào nhà hàng, một nhà hàng ăn nhỏ nhưng mắc tiền, tại đó chàng dành sẵn một bàn và ra gọi món ăn. Đây là một nhà hàng ăn Nam Mỹ, đồ ăn đặc biệt vùng New Orleans. Chàng thích ăn tại một tiệm Nhật Bản với đồ ăn Nhật Bản hơn, nhưng chàng cảm thấy tốt hơn là đừng để ai để ý, cho tới lúc Dục Thủy cho biết ý định của nàng.
Bàn ăn ngay cạnh cửa sổ mở ra một quang cảnh rõ ràng của vịnh và khăn bàn trắng, muỗng nĩa bóng láng và chén đĩa rất sạch sẽ. Tất cả đều đúng cách, và trên bàn ăn là một bình hoa chàng mua, hoa cúc tây tím nhạt và hoa lantana màu trái tranh.
Chàng ngồi xuống chiếc ghế quá nhỏ đối với chàng, và lần đầu tiên chàng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Chàng nói, "Bây giờ cô phải ăn những gì tôi đã gọi. Đấy là những món ăn Nam Mỹ ngon nhất. Nó khác hẳn với đồ ăn tại các nước Á Châu, tuy cay hơn đồ ăn của chúng tạ"
Nàng nói, "Tôi đói lắm rồi. Bây giờ tôi thèm ăn và không còn buồn nữa."
Nàng không còn buồn nữa là một tin vui, và chàng mỉm cười sung sướng. Rồi chàng nhớ lại cái tin của chàng mà vì lòng ngay thẳng, chàng phải cho nàng biết. Nhưng chàng chờ cho tới khi món xúp mang ra. Người hầu bàn bưng ra một chiếc thố bạc, không to lắm, hai cái chén và một cái môi. Khi xúp được múc vào chén, hai người nhìn nhau, chàng mời nàng bắt đầu và hai người cùng dùng món xúp mà không nói gì cả. Cả hai đã được dậy rằng người ta không đánh lạc hướng trí óc của chủ nhà hoặc khách vì đồ ăn ngon.
Tuy nhiên phải chờ một lúc món thứ hai mới bưng ra. Chàng giải thích, "Những con tôm này là món chính, không được nấu trước khi chúng ta tới nơi."
Nàng trả lời, "Chúng ta không vội gì, phải không?"
"Không." Chàng dùng khăn ăn màu trắng lau miệng. Chàng đằng hắng, "Chúng ta không vội gì cả. Thực ra tôi chào mừng chờ đợi lần này. Tôi có một tin mới cho cô biết. Tôi không biết cô có coi đó là tin tốt hay không."
"Tin mới," nàng nhắc lại. Trí óc nàng bay tới James trước hết. Nhưng tin gì của chàng? Hoặc đó là tin của cha mẹ chàng.
Chàng nói thận trọng để cho nàng hiểu. "Trong hai tuần nay, tôi được biết trong tiểu bang California này, các quan toà đã quyết định bây giờ người da trắng có thể kết hôn với người Nhật Bản."
Chàng nhìn nàng với một sự chăm chú dò xét. Nàng hiểu sự chú ý dò hỏi này, và nàng quay lại nhìn chàng.
Nàng hỏi, "Tin này đối với tôi có nghĩa gì?"
"Tôi nghĩ cô cần phải biết. Tôi nghĩ tin này có thể làm sự việc khác đi. Nghĩa là nếu cô muốn, cô có thể viết tin này gửi cho cái người Mỹ mà tôi sẽ không nhắc đến tên. Bây giờ cô và anh ta có thể sống ở đây với nhau."
Nàng trả lời, "Chúng tôi không thể nào sống chung ở bất cứ đâu. Chuyện ấy không thể nào có được."
Trái tim chàng là một khối nặng trong ngực, nó đập chậm lại, và chàng có thể cảm thấy sự có thật mạnh mẽ của bắp thịt. "Ý cô nói cô không muốn như thế nữa?"
Nàng trả lời bằng giọng đều đặn. "Đây không phải là vấn đề ước muốn, mà là một vấn đề không thể được." Rồi nàng bật kêu lên. "Hòa Lang, anh không thấy là tôi không thể làm vậy được hay sao? Luật pháp không còn quan hệ gì nữa. Bây giờ tôi hiểu anh ta rồi. Qúa đủ cho một đời người."
Trái tim nặng nề của chàng thực sự rung chuyển lòng chàng.
"Cô muốn nói cô không còn bất cứ - "
Nàng nói cái chữ ấy cho chàng. "Tình yêu? Có lẽ không - có lẽ, phải tôi đã từng yêu. Nhưng chuyện ấy không quan hệ gì nữa. Tình yêu cũng không đủ nữa. Không đủ cho tôi. Có lẽ nó đủ cho người Mỹ, nhưng không phải với tôi. Bây giờ tôi hiểu điều ấy."
Chàng thở thật dài. "Như vậy có nghĩa là cô sẽ trở về Nhật Bản?"
"Đúng vậy, Hòa Lang, như ba tôi đã từng làm."
Người hầu bàn tới rất không đúng lúc, mang đến một cái khay trên đó có một cái nồi đựng món tôm. Người hầu bàn hãnh diện đặt xuống trước mặt Hòa Lang và đưa muỗng và nĩa vào tay chàng.
Hắn nói, "Thưa ông, ông phải tự lấy thức ăn cho bà."
Hòa Lang ngạc nhiên, và với hai bàn tay vụng về, chàng cầm muỗng nĩa lên. Rồi chàng ngơ ngác nhìn Dục Thủy. "Tôi chưa bao giờ làm việc này."
"Để tôi làm chọ" Dục Thủy chìa hai bàn tay mảnh mai ra và với vẻ rất khéo léo, nàng cầm lấy chiếc nĩa bạc và một cái thìa bằng phẳng. Nàng rất khéo léo. "Hòa Lang, giữ đĩa của anh. Tôi lấy đồ ăn cho anh."
Rất duyên dáng, chàng đưa đĩa của chàng ra. Chàng lẩm bẩm, "Cám ơn cộ" Nhìn nàng, chàng nghĩ thực là may mắn khi chàng vẫn giữ những viên hồng ngọc mua từ Ấn Độ, những viên ngọc thực, và chàng dịu dàng nói, "Tuy tôi là chủ mời, nhưng cô làm mọi việc đều khéo léo hơn tôi."
Nàng mỉm cười không trả lời. Tự nhiên là nàng phải hầu hạ người đàn ông vụng về này. Nàng cảm thấy nàng sẽ làm như thế hết cuộc đời còn lại của nàng.
° ° °
Ngay hôm đó cũng rất nóng bức tại cái thành phố nhỏ của tiểu bang Virginia, một ngày lặng lẽ của giữa mùa hạ, tất cả đều ngái ngủ, tuy cây cối và hoa vẫn xanh tốt dọc theo những bức tường.
Bà Peterson vừa ngủ trưa dậy, và bước xuống cái cầu thang bóng loáng. Bà đứng lại để nhìn ra hồ bơi. Bà bị đánh thức dậy bởi tiếng nói và tiếng nước đập tung toé; trong một lúc bà rất bực mình bị đánh thức. Rồi bà nhận ra cái giọng nói của James và Monica, và cơn giận biến mất. Hai người đang lại gần nhau. Bà rất thận trọng không nói về Monica kể từ khi James trở về nhà mùa đông vừa qua, bị một trận cảm nặng, và mệt mỏi không giải thích được, một sự mệt mỏi gần như nhăn nhó. Hai người đã đi Lake Tahoe và sống tại đó một tháng. Bà không hỏi gì về Dục Thủy cho đến khi James nói chuyện với ông bố. Ngay lúc đó bà cũng không hỏi gì. Chồng bà chỉ bảo cho bà biết người con gái Nhật Bản đã cuốn gói bỏ đi rồi, không để lại một lời gì. James đã từ chức, trả lại căn apartment và trở về nhà.
Bà chỉ nói, "Mình ơi, đây thực là một điều may mắn."
Chồng bà không trả lời, nhưng bà đã quen với sự im lặng không trả lời của ông rồi. Bây giờ người ta hiểu rằng không còn gì để nói nữa. Đây không phải là lỗi của ai cả, và có lẽ người con gái Nhật kia, dù là người ngoại quốc, đã nhận ra rằng một người đàn bà không thể bỏ được đứa con trai duy nhất của mình. Bà tỏ ra kiên nhẫn với James; trước kia bà chưa bao giờ kiên nhẫn như thế, bởi vì tình yêu con của bà bao giờ cũng bồn chồn, và đòi hỏi sự tôn trọng của chàng. Ôi, bà biết khi bà bị xúc phạm bởi vì khi bà nóng giận bà có thể nặng lời. Nhưng bây giờ bà để con trai cãi lại bà, và tàn nhẫn đối xử với bà.
"Xin để con quyết định." Chàng nói câu này nhiều lần về những chuyện nhỏ nhặt, chẳng hạn như khi bà khuyến khích chàng thử món ăn mới. Chàng không thích món ăn này nhưng bà cố dùng một công thức mới và ăn rất ngon, sữa và trứng rất tốt cho chàng trong tình trạng suy nhược của chàng. Chàng rất trái ý mẹ và gây bực mình, giống như khi chàng còn là một đứa trẻ, nhưng bây giờ bà nhường nhịn chàng mọi thứ bởi vì chàng đã trở về nhà.
Bà đứng bên cửa sổ trìu mến nhìn hai người đang nằm dài dưới gốc cây ngoài vườn. Hai người ướt nhẹp và ngày hôm đó rất nóng. Hai người đều đẹp đẽ, cả hai cùng cao, nhưng bà phải cảnh cáo Monica đừng để lên cân nữa khi lớn tuổi. Đàn bà có chồng nhất là khi có con, thường mập ra, tuy bà không bao giờ lên dược một cân.
Bà buông tấm màn cửa xuống, bước ngang qua căn phòng dài mát lạnh, và bấm chuông. Tên bồi da đen chạy đến ngay, sạch sẽ trong bộ đồ màu trắng.
Bà ra lệnh, "Pha nước và đem ra cho cậu chủ và Monicạ"
"Thưa bà vâng ạ."
"Nhớ phải cho nhiều đá lạnh, và bưng ra bằng cái khay bạc, nghe chưa? Tôi không thích cái khay bằng thiếc anh thường dùng. Lấy ra bốn cái lỵ Ông chủ và tôi có thể ra uống với họ."
"Thưa bà vâng ạ."
Hắn đi ra và bà ngồi xuống, tự hỏi bà và chồng có nên ra không. Có thể ông bà sẽ cản trở cho một cái gì có vẻ như một sự cầu hôn. Trong tháng vừa qua, bà lúc nào cũng nghĩ bất cứ một ngày nào đó hoặc một đêm nào đó, James đến và bảo bà, "Mẹ Ơi, hôm nay Monica đã hứa - "
Bà ngả người ra, thận trọng không làm hư tóc, và nhắm mắt, mỉm cười chờ đợi.
° ° °
Monica đang lau khô tóc bằng chiếc khăn tắm màu xanh lá cây. James nằm trên bãi cỏ dưới chân nàng hỏi một câu thờ ợ "Em chọn khăn tắm màu lá cây bởi vì em thích màu lá cây, bởi vì em biết em đẹp nhất trong màu lá cây, bởi vì bộ đồ tắm của em màu lá cây - "
Monica nói, "Em lấy đại một chiếc khăn tắm khi em vào phòng tắm. Nhưng có lẽ em lấy nó là vì nó là màu lá cây. Dẫu sao, em không chọn màu xanh. Có lẽ đó là cố ý."
James gợi ý, vẫn còn vẻ trêu chọc, "Hoàn toàn cố ý như thường lệ."
"Có lẽ."
Chàng chống khuỷu tay nhỏm lên. "Chúng ta nói chuyện thật ngớ ngẩn!"
Monica đồng ý. "Chúng ta bao giờ cũng vậy. Em nhớ lại khi anh lên mười, em thường nghĩ anh là một đứa con trai ngu dốt nhất mà em biết."
"Nhưng em thích anh?"
Nàng ngập ngừng, luôn luôn thận trọng. "Đôi khi có lẽ em thích."
Cách trả lời có vẻ chán nản của nàng làm chàng khó chịu và chàng bất thần nắm lấy nó, quyết định nắm lấy, đập tan nó như người ta phải đập một cái gì gai góc nếu người ta bắt buộc phải làm vậy.
"Coi đây, Monica, đã tới lúc chúng ta phải quyết định."
Nàng tiếp tục lau khô mớ tóc vàng ngắn mà không trả lời.
"Monica, hãy bỏ khăn tắm xuống." Chàng ra lệnh và nghiêng người về phía nàng và nắm lấy một đầu khăn và giật khỏi tay nàng. Nàng nắm lại và giữ chặt lấy và hai người giằng co.
Nàng kêu lên. "Lại ngớ ngẩn nữa rồi!"
Chàng bỗng buông đầu khăn ra. "Được rồi, nhưng anh chán cách em đối xử với anh. Em biết rất rõ điều anh muốn nói với em mà không để cho anh nói. Em làm như anh không biết - anh biết rõ em lắm mà."
Nàng liệng khăn tắm xuống. "Được rồi - nói đi. Hãy giải quyết xong chuyện này đị"
"Monica!"
Đôi mắt xanh của nàng tóe lửa, môi nàng mím chặt lại, và chàng mơ hồ cảm thấy sợ hãi. Chàng có nắm chắc được tình yêu của nàng không.
Nàng ra lệnh. "Nói đỊ"
Chàng bỗng nhiên tức giận và nói, "Anh sẽ nói. Anh muốn em lấy anh. Em biết thế. Em biết thế từ lâu rồi."
"Được rồi, em không muốn lấy anh. Đến lúc anh phải biết."
Nàng ném những lời nói vào chàng và chàng không thể nhận được. Chàng nghe thấy nhưng không thể tin được. Chàng đã tin tưởng nàng, chàng đã suy nghĩ hàng tuần rằng nàng sẽ lấy chàng. Bởi vì chàng, nàng đã từ chối nhiều người yêu khác.
"Anh không thể nghĩ em có ý định như em nói." Bỗng nhiên chàng trở nên trang nghiêm, ngồi dậy và phủi những lá cỏ khỏi hai bàn chân.
Monica buông chiếc khăn tắm màu lá cây xuống, và nhìn xuống chàng một cách buồn bã. Nàng tự hỏi tại sao tình yêu của nàng cho chàng đã mất. Nàng không tìm hiểu động lực của nàng; nàng vừa yêu vừa tránh né chàng, và trong nhiều tháng qua, nàng không còn thấy chàng hấp dẫn nữa. Cái tình bạn cũ theo thói quen vẫn còn, nhưng sự thích nhau đã mất. Không còn sự khích động trước sự hiện diện của chàng nữa.
Nàng nói một cách buồn rười rượi. "Em sợ em có ý như thế. Em ước ao em đừng như thế."
Lúc ấy chàng hiểu nàng không yêu chàng nữa, một điều tưởng như không thể xảy ra được, khi mà hai người được sinh ra cho nhau, như mẹ chàng vẫn thường nói, và chàng bao giờ cũng tin mẹ chàng đúng.
Chàng can đảm nói, "Anh không thể chấp nhận được điều em nói. Bây giờ anh nhận thức rằng hôn nhân của chúng ta là cái mà anh sống trong bao nhiêu năm naỵ Nếu em nghĩ tới Dục Thủy - "
Monica nói, "Em đang nghĩ tới Dục Thủy."
Chàng bảo nàng. "Em không cần phải nghĩ đến Dục Thủy. Chuyện ấy qua rồi. Coi như chuyện ấy chưa bao giờ xảy ra. Anh tự hỏi có bao giờ anh bị mắc kẹt vào những chuyện tình ái lăng nhăng không?. Anh xa nhà quá lâu và chuyện này có thể không có ý nghĩa gì với em, Monica, tuy thế anh hy vọng nó sẽ - anh không bao giờ dính dấp với các phụ nữ Nhật Bản khác, như phần đông lính Mỹ làm."
Chàng không chắc nàng có nghe chàng nói không. Tóc nàng khô thành từng cuộn trên mặt nàng đem lại cho nàng một vẻ tươi mát, giống như vẻ duyên dáng của tuổi thợ Nàng đứng im lặng như một pho tượng, chiếc khăn tắm màu lá cây buông xuống từ tay nàng.
Nhìn bãi cỏ, nàng nói, "Em nghĩ em biết tại sao Dục Thủy bỏ anh. Em nghĩ cô ta sắp sửa sinh con."
Chàng kêu lên, "Không. Không. ít nhất chuyện ấy không đúng. Nếu có chửa thì nàng đã báo cho anh biết rồi."
Monica nói, gần như trong mơ, "Em không nghĩ cô ấy sẽ kể cho anh biết. Em nghĩ cô ta chỉ muốn bỏ đi sống một mình ở một nơi nào đó, bởi vì cô ta chắc biết rằng mẹ anh không muốn cô ta, mẹ anh cũng không muốn con của cô tạ"
Chàng nồng nhiệt kêu lên, "Đừng trách mẹ anh nữa! Đó không phải là lỗi của mẹ anh, và em biết thế mà. Em biết ở đây có một đạo luật - "
Monica liệng khăn tắm xuống, đứng tựa vào gốc cây, hai tay khoanh lại. "Thôi im đi. Làm như Virginia là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ vậy."
Chàng nói, "Quê hương anh là ở đây."
"Thôi im đi!" Nàng lại kêu lên, nhưng lệ đã tràn lên mắt.
Chàng đứng dậy và khi trông thấy nước mắt của nàng, chàng bước lại gần, hai cánh tay đưa ra. "Monica, darling - "
Nàng lùi lại, và kêu lên, chống lại chàng. "Đừng đụng vào người em - em không chịu đựng được đâu! Nàng cúi lượm chiếc khăn tắm và bỏ chạy băng qua bãi cỏ tới cổng, giữa bức tường đá thấp mở thông sang vườn nhà thân phụ nàng.
Chàng đứng nhìn nàng chạy như bay qua bãi cỏ, với một nỗi phiền muộn chàng chưa bao giờ tưởng tới. Bây giờ thế giới của chàng đã chấm dứt rồi. Khi chàng rời bỏ căn apartment ngày hôm ấy cách đây mấy tháng, chàng cũng bị đau đớn phải lê bước về nhà chờ hồi phục. Monica là người chàng nghĩ đến. Monica ở nhà chờ đợi chàng. Nếu có một giai đoạn phục hồi ở giữa, một thời gian để chinh phục, hàng tuần lễ để quên và tự khuyến dụ rằng chàng không thực lòng yêu Dục Thủy, chàng sẽ làm lại cuộc đời và bình thường như cũ. Bây giờ chàng sẽ không bao giờ bình thường nữa. Hai người làm thế nào có thể tiếp tục sống, nàng ở bên kia bức tường đá, và chàng ở bên này?
Chàng chậm chạp bước qua bãi cỏ vào nhà, và xuýt nữa đụng phải tên bồi đang bưng chiếc khay bạc và bốn cái lỵ Chàng nghi ngờ có bàn tay của mẹ chàng, và ra lệnh cho tên đầy tớ, "Mang những cái đó vào nhà. Cô Monica đã về rồi."
Chàng tiếp tục bước vào nhà, và thấy mẹ đứng ngay tại cửa. Chàng nghĩ nên nói hết cho mẹ biết ngay.
"Mẹ Ơi, con muốn mẹ biết một lần cho xong, và xin đừng bao giờ nhắc đến chuyện này nữa. Con vừa cầu hôn Monica, và cô ta đã từ chối."
Bà mẹ thì thầm kêu lên. "James! Tại sao?"
Chàng khẽ mỉm cười. "Cô ấy không cho biết lý dọ Có lẽ con không còn hấp dẫn cô ta nữa."
Chàng đứng nhìn xuống mẹ, cao đẹp trai đủ để làm tan vỡ trái tim bà mẹ, bà mẹ nghĩ thế, và đằng sau niềm kiêu hãnh của chàng, bà trông thấy nỗi đau đớn của chàng. Chàng thờ ơ nói, "Mẹ Ơi, con nghĩ con sẽ trở lại quân đội."
"Ôi, con ơi." Bà nức nở chìa tay ra.
"Thôi, xin mẹ," chàng nói và từ chối mẹ; chàng quay đi và bước lên cầu thang về phòng chàng.
° ° °
Bác sĩ Wagner ngồi, chiếc khăn tắm lớn trải ra trên đầu gối. Bà ra lệnh, "Bây giờ nhắc nó lên, bà Maceỵ Đặt nó lên đùi tôi. Tôi sẽ lau khô và thoa phấn cho nó."
Bà Macey, một người đàn bà già gầy gò, nhấc Lạc Nhi lên khỏi chậu tắm và đặt nó vào lòng bác sĩ Wagner. Nó ngồi thẳng và mỉm cười với bác sĩ Wagner. Nó thường cười với hai bộ mặt quen thuộc này, trừ phi họ chưa kịp đưa chai sữa cho nó. Đôi mắt Á châu của nó to và dịu dàng màu đen, một nét xếch làm cho mắt to hơn, kèm theo hàng lông mi đặc biệt dài và cong lên, nhưng mập mạp, đôi vai vuông, hai bàn tay đẹp như những cánh hoa, khuôn mặt nhỏ vui tươi và đáng yêu, chiếc miệng luôn luôn động đậy và cái mũi hơi hếch lên, tạo cho bác sĩ Wagner một cái gì ngây ngất. Bà dừng lại công việc lau người cho đứa bé đáng yêu.
Bà nói bằng một giọng giảng dậy. "Bà Macey, hãy quan sát bàn tay Lạc Nhị Hãy xem những ngón tay ở vào những vị trí ấy. Ngón tay thứ nhất và thứ tư vươn ra hơn ngón cái, trong khi ngón thứ hai và ba gập lại; đó là cử động của một vũ điệu Miến Điện, cũng như ở Thái Lan, và từ đó chuyển sang các nước khác, có thể cả Nhật Bản nữa. Có nghĩa là những nhà sáng tạo vũ điệu Á châu đã theo những cử động đầu tiên của một đứa trẻ như là sự diễn tả đầu tiên của bàn tay con người."
Bà Macey là người vô học, nhưng bà kính trọng nhìn bàn tay Lạc Nhị Hai bàn tay ấy bay tự do như những con chim, tất cả người nó là một sự nhảy múa từ thế ngồi vững vàng của nó, dường như cố vươn lên không gian. Nó trông thông minh với má lúm đồng tiền và nụ cười, sống động như nước chảy và ánh nắng mặt trời, khác hẳn hai bàn tay của bà. Hàng xóm khi nghe bà khen Lạc Nhi đã nói với bà, "Làm sao bà có thể say mê về một đứa trẻ Nhật Bản như thế?"
Bà cãi lại, "Lạc Nhi không phải là Nhật bản. Nó khác hẳn với bất cứ đứa trẻ nào tôi từng trông thấy."
Họ nói một cách tàn ác, "Nhất là khi con trai bà đã bị quân Nhật giết chết."
Bà vẫn còn đau lòng về cái chết của con trai trong chiến tranh, nhưng bà nói, "Lạc Nhi không giết con trai tôi."
Nhưng làm thế nào những người hàng xóm ngu dốt hiểu được cảm nghĩ của bà?
Bất ngờ nét mặt Lạc Nhi thay đổi. Một phút trước nó rực rỡ như buổi sáng và ngay lập tức một cái nhìn sửng sốt hiện lên bộ mặt thông minh của nó. Nó nhìn bác sĩ Wagher một cách trách móc, một người đối với nó là hình ảnh chính yếu trong thế giới của nó. Cái miệng đỏ như hoa hồng của nó run run, những giọt lệ đọng trên lông mi - những giọt nước mắt này là một tặng phẩm mới.
Bác sĩ Wagner vội la tọ "Mau lên. Nó đói. Chúng ta đã mất nhiều thời giờ quá. Bà Macey, chai sữa của nó đâu?"
Bà Macey chạy đi lấy chai sữa. Bác sĩ Wagner thận trọng thử trong taỵ Bình sữa không được nóng cũng không được lạnh. Bà bỏ chai sữa xuống, khoác cho Lạc Nhi một chiếc áo ngắn tay, và quấn một chiếc tã vào hai đùi chặt chẽ của nó. Nó không thể chịu được sự kéo dài này, hai tay hai chân rối rít múa may.
Bác sĩ Wagner nói vội sự xin lỗi. "Nào, nào, mẹ quá chậm, mẹ biết rồi. Đây sữa đây."
Nó vươn hai tay ra, quá sớm cho tuổi của nó, nó nắm lấy chai sữa và đưa vào miệng. Nó nằm ngửa trên cánh tay của bác sĩ Wagner, cơ thể im lặng trong sự thoa? mãn, và nhìn khuôn mặt tử tế đang cúi xuống với nó. Như thường lệ khi mọi sự yên lặng rồi, bác sĩ Wagner lại nói về Lạc Nhi.
"Bà Macey, hôm qua tôi đã làm xong thử nghiệm cho Lạc Nhi rồi."
Bà Macey phản đối làm thử nghiệm cho Lạc Nhị Bà coi đây là một hành động tàn ác khi phải thử nghiệm một sinh vật nhỏ bé và hoàn hảo như Lạc Nhị Lạc Nhi không cần phải thử nghiệm gì cả. Ai mà không tin rằng nó là một đứa trẻ tốt đẹp nhất trên đời.
Bác sĩ Wagner nói bằng cái giọng to và quyết định. "Tôi làm xong mọi thí nghiệm, kể cả thí nghiệm về óc. Thương số thông minh của nó cao nhất từng thấy ở một con người ở tuổi này, quả thực cao tuyệt vời."
Mà Macey nói, "Tôi ước gì bà đừng gọi Lạc Nhi là một con người."
Bác sĩ Wagner trợn mắt nhìn và hỏi, "Tại sao không?"
Bà Macey nói, "Như thế nó có vẻ chỉ là một người thường. Nó không phải chỉ là một con người. Lạc Nhi là đứa trẻ xinh xắn nhất, đáng yêu nhất."
Lạc Nhi nghe thấy tên nó, liếc mắt nhìn bà, và bà Macey trở nên mềm lòng vì tình thương yêu.
Bác sĩ Wagner cười ồn ào. "Macey, bà không thích nó."
Bà Macey lấy tay che miệng để che giấu những chiếc răng gẫy khi bà phải cười. "Tôi không biết tại sao như thế - tôi không biết, cùng với tất cả những đứa con của tôi, và cả đứa đã ra đi vĩnh viễn, thế mà mỗi khi Lạc Nhi nhìn tôi, tôi cảm thấy lòng mềm rạ"
Lạc Nhi đẩy chai sữa ra, sữa chảy xuống cằm nó. Nó mỉm một nụ cười thiên thần và chú ý quay nhìn người đàn bà to lớn.
Bác sĩ Wagner nhìn xuống bộ mặt tươi cười. Bỗng nhiên bà nghĩ tới những đứa trẻ đã chết, chết đói, bị giết, bị đâm bằng lưỡi lê, liệng thành từng đống, những đứa trẻ chết vì cha mẹ chúng: Do Thái, Công giáo, phiến loạn, những kẻ bị thù ghét, những kẻ bị sợ hãi, những kẻ bị khinh bỉ. Bà không thể chịu đựng được cái ý tưởng Lạc Nhi biết đến những chuyện này trong mắt bà. Nó rất nhạy cảm, rất thông minh, rất mạnh mẽ, rất bình thản, trong óc nó là tất cả những quà tặng của đời. Bà nâng người nó lên vai và cảm thấy mớ tóc nâu đỏ mềm mại cọ vào má bà. Đây là một đứa trẻ đặc biệt. Sự ngu dốt không nhận thức được nó, sự ngu dốt của trí óc hẹp hòi, của trái tim nhỏ bé, nhưng bà, bà có thể biết. Bà bỗng cảm thấy hèn mọn vì là người được chọn để hoàn thành sứ mạng cao cả này. Giữa những đứa trẻ đã chết đi, bà đã cứu được đứa trẻ này.
Bà lẩm bẩm, "Đây là một sự nở hoa, sự nở hoa từ một đứa con hai dòng máu."
Và bà ngồi đó, chiến thắng, đung đưa, và khẽ vỗ lưng Lạc Nhi.
Hết
Chia sẻ:
Chia sẻ
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.