Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Chương 4
Dục Thủy không thể quan niệm nổi sự phóng túng của nàng. Tại sao nàng chấp nhận đề nghị của chàng? Nàng khỏi bệnh một cách lạ lùng, và sẵn sàng đi học sáng ngày hôm sau, trong chiếc váy màu vàng và cầm một cây dù trắng nhỏ thêu những bông hoa vàng. Cha mẹ nàng không nói gì, và nàng cũng không nói gì, vì nàng phải mang một chồng sách và một hộp bút chì mới gọt. Có vẻ như nàng sẽ học hành chăm chỉ. Và nàng quả thực định tâm như thế.
Tuy nhiên chàng đã gặp nàng, trước khi nàng tới cổng trường. Chàng đứng đó từ sớm, chờ đợi, bộ quân phục mới sạch sẽ, và chàng vẫn đẹp trai như bao giờ. Mắt chàng xanh như nước biển vào một ngày nắng ấm.
Chàng bạo dạn nói khi trông thấy nàng. "Anh ở đây để quyến rũ em."
Nàng hoảng sợ. Vào một ngày như thế này, ai có thể cưỡng lại được sự quyến rũ? Nàng phải nhớ rằng nàng là một người con gái đàng hoàng. Nàng cố gắng lấy vẻ nghiêm trang. Nàng tiếc là không đeo kiếng, như nhiều cô gái khác.
"Anh sung sướng thấy em đẹp quá. Như vậy dễ quyến rũ hơn."
Nàng năn nỉ, "Xin anh. Tôi phải đi học."
Chàng tỏ ra hăng hái hơn. "Dục Thủy, anh chỉ còn năm ngày nghỉ lễ nữa thôi. Anh chưa được xem gì tại Kyoto cả, một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Em có thể đi cùng anh ngày hôm nay, và cho anh biết những nơi phải đi thăm - hãy coi đây như một bổn phận ái quốc của em."
Nàng kinh hoàng không nói được.
Chàng khuyến khích. "Đây không phải là một việc làm cao quý hay sao? Anh là một người Mỹ ngu ngốc. Anh sẽ không nhắc nhở cho em biết anh đang chiếm đóng nước em. Trong lúc này, hãy coi anh như một du khách. Anh ao ước được đem về quê nhà một ấn tượng tốt đẹp về Nhật Bản. Vì thế anh tới cái thành phố đẹp nhất này. Khi anh trở về Hoa Kỳ, và không bao giờ được nhìn lại Nhật Bản, anh sẽ kể cho mọi người về Kyoto, cho biết chuyến viếng thăm của anh là cái thời gian sung sướng nhất đời anh. Anh sẽ được xem tất cả vẻ đẹp của thành phố - và anh không bao giờ quên được."
Nàng chịu thua dưới cặp mắt xanh tươi cười của chàng, không phải ngay lập tức, nhưng là tiếng cười chảy qua thân thể nàng, trả lời cho tiếng cười của chàng. "Anh quá quyến rũ, nhưng tôi không thể. Tôi sẽ nói với giáo sư của tôi thế nào? Nhỡ có người trông thấy tôi đi với anh thì sao? Ba tôi sẽ giận lắm."
Chàng nhún đôi vai hoàn hảo của chàng. "Xin tha lỗi cho anh. Như thường lệ, đàn bà bao giỡ cũng gặp nguy hiểm. Chúng ta hãy quên sự quyến rũ đi. Em nên đi học đị" Tiếng cười đi ra từ mắt chàng. Hai người đi song song với nhau tới cổng trường. Chàng đưa tay cầm sách cho nàng, và nàng nhớ rằng ở Hoa Kỳ đôi khi con trai phải ôm sách cho nàng. Đấy là một tập quán tại đó. Nàng đi cùng chàng, tự mắc cở thấy rằng chính nàng ao ước chàng đừng chịu thua dễ dàng như thế.
Nàng liếc nhìn chàng từ khoé mắt dài của nàng, chàng đang nhìn nàng. Mắt chàng lại xanh, và miệng chàng cong lên, như thể chàng muốn cười.
Chàng đề nghị, "Anh có thể cất sách của em bên dưới rễ của cây tử đằng hoa. Anh nghĩ cây ấy đủ rậm rạp để che giấu cả người em nữa. Anh đã nhìn bên dưới rồi"
Nàng trả lời, "Để tôi giấu chọ"
Nàng giấu sách vở bên dưới rễ cây. Không ai trông thấy nàng. Lúc đó còn quá sớm. Nàng đặt sách vở dưới rễ cây rồi quay trở lại với chàng và hai người bắt đầu đi vội vàng xuống một con đường nhỏ.
"Hãy cho anh biết về Kyotọ" Chàng hỏi như thể chàng muốn biết. Nàng trả lời nghiêm trang để làm dịu cái lương tâm ngạc nhiên của nàng.
"Đây là một thành phố cổ, trước kia từng là kinh đô gần một ngàn năm. Tại đây có mười bốn ngàn ngôi đền thờ Phật. Dân số khoảng một triệu người. Có hoàng cung cũ và những ngự viên, những lâu đài và vườn đẹp nhất thế giới."
"Hỡi người hướng dẫn đáng yêu của anh, hãy đưa anh tới khu ngự viên."
Chàng nghĩ trong vườn thế nào cũng có chỗ kín đáo, hang động, khe núi, những cái ao lặng lẽ, bụi cây và hàng rào. Chàng nghi ngờ nàng cố ý không dẫn chàng tới những chỗ kín đáo ấy.
Nàng giải thích, "Đây là Vườn Đá, một cái vườn nổi tiếng nhất." Nàng ngắm một khuôn hình chữ nhật khô cằn, một sa mạc bên trong một bức tường thấp. Những tảng đá khô đứng như những hòn đảo giữa một biển chết chỉ có cát trắng. Bên trên cát trắng là một cái bồ cào vẽ nên những làn sóng im lặng, không động đậy trong những đường cong dài.
Chàng ngạc nhiên. "Đây là khu vườn ử" Trong một lúc chàng quên mục đích của ngày hôm ấy. Ở đây có một cái gì chàng không hiểu, một sự trang nghiêm mênh mông và không hiểu được.
Dục Thủy nghiêm trọng giải thích, "Anh sẽ thấy. Hãy đếm những tảng đá nếu anh muốn."
Có mười lăm nhóm tảng đá, nhóm gồm năm và hai tảng, nhóm năm và ba tảng, và nhóm ba và ba tảng.
Nàng giải thích, "Tất cả những tảng đá đó không phải là hải đảo. Một vài tảng được làm ra để trông giống như đàn chim nước nghỉ ngơi." Nàng dùng ngón tay út chỉ và nói, "Kia là vịt trời."
Những tảng đá không khắc đẽo, do gió và nước tạo nên và mang tới đây để ngủ, nhưng quả thực trông rất giống loại chim nước.
Chàng hỏi, "Em có hiểu khu vườn này không?"
Nàng thú nhận, "Không hoàn toàn hiểu. Tôi biết là vì ba tôi dẫn tôi đến đây. Ba tôi hiểu. Ñt nhất ba tôi biết. Khu vườn này giải thích cái linh hồn trong sạch của người tạo ra nó. Khu vườn rất cổ và nổi tiếng. Nếu chúng ta ở đây nhiều giờ, trong im lặng, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu."
Chàng lắc đầu. "Không có anh! Anh chỉ thích đời sống hiện tại."
Vì thế trong kiên nhẫn, nàng dẫn chàng tới khu vườn xanh trong một lâu đài cổ, một nơi kỳ thú, tại đó những ngọn đồi thấp, đồng nhất vườn cỏ với bầu trời. Dù thế, đây cũng không phải chỗ cho những người yêu nhau. Đây là một khu vườn được chăm sóc đặc biệt, mỗi chiếc lá được an toàn. Chàng không trông thấy người làm vườn, không có ai ngoại trừ một vài người như chàng và nàng, giống như những người ngoạn cảnh. Ở đây không có vẻ hoang vu để tạo ra sự tự dọ Chàng đi một cách gò bó, xúc động và thán phục. Chàng không dám đụng tay nàng. Nàng cũng có vẻ xa cách. Chàng cảm thấy nàng thuộc về chỗ này, chứ không phải chàng.
Đến trưa chàng không muốn thăm đền đài và vườn nữa. Chàng bất chợt nói, "Anh đói quá rồi. Anh cũng đi đủ nhiều để đánh bóng những tảng đá ở đây rồi. Chúng mình hãy đi ăn, rồi thuê một chiếc xe ngựa, và đi ra ngoài thành phố. Anh muốn xem cảnh miền quệ”
Nàng gần như người đi trong mợ Sau khi nhượng bộ nhiều, sau khi phạm tội bỏ học một ngày, bây giờ nàng dường như sẵn sàng cho bất cứ cái gì. Máu nàng dồn dập với ý nghĩ này.
Trong bữa ăn trưa nàng rất vui vẻ, trả lời những câu hỏi hóm hỉnh của chàng, bảo cho chàng biết vài người trong tiệm ăn có thể là ai. Nàng chưa bao giờ tới đây, một nơi tối tăm trên một con đường vắng vẻ. Tiệm này tồn tại được là nhờ món tôm quá ngon, món trà xanh, và cơm khô trắng như tuyết. Một vài người khách vào mua những món ưa thích. Nhưng sau đó bên sườn núi, chàng thấy nàng vẫn xa cách.
Hai người bỏ chiếc xe ngựa dưới chân đồi, con ngựa trắng già thì ngái ngủ, còn người xà ích thì im lặng trước một quân nhân Mỹ. Hai người trèo lên đồi cỏ, có lối đi lót gạch qua khu rừng trúc. Dường như đây là một nơi hẻo lánh vắng vẻ, nhưng chàng vẫn nghi ngờ. Tại vì gạch quá sạch và không có những bụi cây nhỏ. Chàng tới một chỗ cỏ rêu và dừng lại.
"Tốt quá. Mềm như một cái gối, phải không? Dục Thủy, ngồi xuống đị"
Nàng vâng lời, ngồi quỳ đầu gối xuống, vẫn hơi cách xa chàng. Mấy sợ tóc nhỏ trên trán nàng ướt mồ hôi, và dán vào làn da ẩm ướt của nàng. Môi nàng đỏ hồng. Chàng nhìn nàng một lúc, muốn vượt qua cái khoảng cách nàng đặt ra. Bất chợt, chàng nhích lại gần và cầm tay nàng.
"Dục Thủy!"
Nàng quay đôi mắt trong sáng nhìn chàng. "Hãy kể cho tôi biết về Hoa Kỳ đị"
Hoa Kỳ! Lúc ấy chàng còn lòng dạ nào nghĩ gì đến Hoa Kỳ.
Nàng nói, "Suốt buổi sáng nay, tôi giới thiệu Nhật Bản cho anh. Bây giờ tôi muốn biết đôi chút về Hoa Kỳ. Tôi có thể nhớ California. Nhưng hãy kể cho tôi nghe về Virginia, căn nhà của anh, cha mẹ anh. Họ còn sống phải không?"
Nàng không rút tay ra, và cũng không nhích xa khỏi chàng. Nhưng nói về Virginia, về căn nhà của chàng có nghĩa là chàng phải xa khỏi nàng.
Nàng năn nỉ, "Tôi rất muốn biết."
Chàng không có vẻ hứng khởi. "Hừ, anh sống trong một thành phố nhỏ. Nghĩa là căn nhà của gia đình anh ở trong một thành phố nhỏ, không cách xa Richmond mấy."
"Richmond?”
Chàng giải thích, "Giống như Đông Kinh, nhưng không to như thế, thủ phủ của tiểu bang Virginiạ"
Nàng nhỏ nhẹ, "Cho tôi biết về căn nhà của anh."
Chàng nhìn xuống bàn tay nàng, và bắt đầu chơi đùa với những ngón taỵ Bàn tay trái của nàng không đeo nhẫn. Nàng không đeo bất cứ một nữ trang gì.
Chàng nói trang nghiêm. "Một căn nhà gỗ rất lớn, sơn trắng. Có sáu cây cột trụ, một căn nhà cổ. Căn nhà của ông cố nội anh. Chung quanh là những mẫu đất, ước tính cả ngàn mẫu, gồm có rừng, đồi và sông."
Nàng thở dài, "Nghe có vẻ đẹp lắm."
"Bên trong cửa là phòng đầu tiên, một cầu thang rộng và ngoằn ngoèo chạy lên tới nóc nhà, và tất cả những phòng khác."
Nàng hỏi, "Phòng của anh ở đâu?"
"Trên lầu, bên trái và mặt tiền."
"Tôi nhớ thảm tại Hoa Kỳ, những bức tranh, màn cửa và vân vân."
Chàng đồng ý, "Và vân vân."
"Giường và ghế có chân, và bàn nữa."
"Và tất cả đều có chân."
"Gia đình anh gồm ai - ba và má?"
"Và anh nữa, chỉ có thế thôi."
"Anh là con trai duy nhất?"
"Chỉ mình anh thôi."
Nàng có vẻ nghiêm trang sau câu trả lời này. Nàng gợi ý, "Như vậy anh là con trai rất được cưng chiều?"
Chàng cười tọ "Đôi khi anh cũng nghĩ thế."
Nàng suy nghĩ một lát, "Còn mẹ anh - bà ấy thế nào?"
"Anh tin mẹ anh mạnh khoẻ."
"Tôi muốn nói về nhan sắc cợ"
Chàng hiểu. "ồ! Mẹ anh hơi nhỏ người, mảnh mai, rất đẹp. Nhưng mẹ anh có tinh thần cứng cỏi lắm."
"Còn ba anh?"
"Một người to lớn, lặng lẽ - anh nghĩ là lười biếng. Mẹ anh nói như thế."
"Ông ấy có làm việc không?"
"Ba anh là luật sự, nhưng không hành nghề. Anh nghĩ ba anh không cần hành nghề luật sư - kể từ khi ông nội anh chết."
Nàng hiểu gia đình chàng giầu có, nhưng vì tế nhị, nàng không hỏi thêm về tiền bạc. Nàng ngắm nhìn ngọn khóm trúc bên dưới một vài cái sân bên bờ đá nơi họ ngồi. Thành phố Kyoto nằm xa bên dưới, nhưng cũng không xa lắm.
Bỗng nàng lên tiếng, "Tôi phải về nhà. Tôi phải về nhà khi lớp học chấm dứt."
Điều này nhắc chàng biết một ngày đã trôi qua mau lẹ. Chàng nằm ngửa lên một đám cỏ rêu, gối đầu vào hai cánh tay khoanh lại. "Đừng về vội, Dục Thủy."
Nàng nhìn chàng bằng đôi mắt mà chàng không hiểu. Chắc chắn không phải là một đôi mắt sợ hãi.
"Nằm xuống cạnh anh đi, Dục Thủy."
Nàng lắc đầu và chiếc cổ trắng ngần của nàng ửng hồng.
"Tại sao, darling?"
Nàng không trả lời, nhưng chàng trông thấy môi dưới của nàng run rẩy, và nàng cắn môi dưới.
Chàng dịu dàng hỏi, "Em sợ anh hả?"
Nàng thú nhận, "Hơi sợ."
"Anh không làm thương tổn em đâu, em yêu quý."
Nàng lắc đầu.
Chàng hỏi rất ngọt ngào. "Em quên rằng anh yêu em?"
Nàng khẽ nói, "Không. Tôi nhớ điều ấy mãi mãi. Nhưng tại sao anh yêu tôi?"
Nàng quay lại nhìn chàng, mắt nàng mở to và nghiêm trang. Chàng bỗng ngồi dậy. Tại sao chàng yêu nàng? Nàng đã khiến cho chàng không thể làm điều chàng muốn làm. Chàng trả lời, "Anh không biết. Anh tự hỏi. Anh gọi nó là sự đói khát. Anh chưa bao giờ gặp một người nào ở đây có thể yêu được. Chỉ mình em!"
"Anh sẽ ra đi trong vài ngày nữa."
"Anh sẽ trở lại."
Nàng mỉm cười và nói, "Vậy thì chúng ta hãy chờ đợi. Không cần phải quyết định bây giờ tại sao anh yêu tôi."
Nàng bất thần đứng dậy và nhìn xuống bộ mặt thèm khát ngẩng lên của chàng. Rồi bất thình lình nàng bỏ chạy xuống đồi, nhẹ nhàng nhưng mau lẹ. Chàng đành phải đứng dậy đi theo nàng, nửa tức giận nửa vui thích. Nàng không dừng lại cho đến lúc tới xe ngựa. Nàng thở hổn hển và kêu lên. "Ôi, tôi không thể chạy thế này kể từ ngày về Nhật Bản! Tôi thường chạy khi còn ở California, nhưng ở đây thì không bao giờ!"
Người xà ích già nhìn trừng trừng. Con ngựa già thức giấc và thở phì phì.
James hỏi, "Đây là hết một ngày, phải không?"
Nàng trả lời, "Chỉ một ngày mà thôi. Một ngày với anh, James Peterson!" Lần đầu nàng đọc trọn tên chàng.
Ngày hôm ấy tưởng như không thể có được đối với Dục Thủy, một ngày chấm dứt với một niềm mơ ước. Nàng tìm thấy sách còn nguyên vẹn bên dưới gốc cây tử đằng hoa. Lúc đó đã trễ và mọi người đã về nhà cả rồi, trừ người gác cổng. Lão ngồi ngủ gật bên trong cái phòng gác bé nhỏ của lão, bởi vì lão thường ngủ gật bất cứ khi nào sinh viên ra về hết, và sân trường yên tĩnh. Lão không trông thấy nàng đến và đi, và nàng chỉ dừng lại một giây bên lề đường, để chào từ giã James Peterson.
Chàng phản đối, "Nhưng anh chưa coi hết thành phố. Chưa coi Narạ Ai cũng phải đi Narạ"
"Đáng lẽ anh phải đi theo bạn anh. Đây không phải là lỗi của tôi."
Chàng cãi lại, "Đó là lỗi của em. Anh trông thấy em. Phải tìm hiểu xem em là ai."
Chàng cư xử với nàng bằng cách nửa đùa nửa trẻ con, để tự bào chữa cho chàng. Chàng bỗng thấy hoảng sợ trước sự hăng say vì mục đích của chàng. Chàng không muốn làm như những binh sĩ Mỹ khác làm hàng ngày. Chàng không tin chàng cũng giống các binh sĩ Mỹ khác. Chàng cũng không tin Dục Thủy giống như những người con gái tầm thường chàng gặp tại Đông Kinh, cũng không cư xử điên rồ như những người con gái tầm thường ngoài đường phố Mỹ.
Chàng ngạc nhiên thấy nàng nhìn chàng với một vẻ ngạc nhiên buồn bã, mắt nàng nghiêm trang. Nàng hỏi, "Anh muốn tôi đi Nara với anh ngày mai hả?"
Chàng trả lời, "Anh tha thiết mong ước như vậy."
Nàng tiếp tục nhìn chàng. Cuối cùng nàng nói, "Để tôi suy nghĩ lại."
"Làm sao anh biết em suy nghĩ thế nào, Dục Thủy?"
"Nếu tôi đi, tôi sẽ có mặt ở đây sáng mai, không đem theo sách vở."
"Anh sẽ chờ em."
Hai người chia tay, không đụng chạm tay nhiều, như thể cùng hiểu biết sự miễn cưỡng và niềm mơ ước sợ hãi ấy.
Dục Thủy ngạc nhiên trước hành động sai trái của nàng. Nàng về nhà như thể nàng về từ đại học vậy. Cha nàng về trễ; ông bị gọi vào bệnh viện cho một trường hợp khẩn cấp. Nàng và mẹ ăn tối một mình. Điều này gây khó khăn cho nàng, vì nếu cha nàng có mặt như thường lệ, nàng sẽ giữ được sự dè dặt cố hữu của nàng. Mẹ nàng lại quá dịu dàng, quá tử tế, quá chịu đựng, bao giờ cũng lo lắng cho nàng được hài lòng hạnh phúc. Nàng thấy khó trả lời những câu hỏi thương mến của mẹ. Nàng ghét nói dối mẹ, nhưng nàng làm thế nào tránh né được?
Mẹ nàng hỏi, "Hôm nay trong lớp học hẳn nóng lắm."
Dục Thủy trả lời, "Phòng học của con ở hướng bắc."
Nàng bận rộn chọn thức ăn gắp cho mẹ.
Mẹ nàng ngăn lại. "Thôi con để mặc mẹ. Hồi này mẹ ăn không ngon miệng. Có một chuyện mẹ không dám cho con biết."
"Mẹ hãy cho con biết chuyện gì thế?"
"Trường hợp khẩn cấp mà ba con phải vào bệnh viện là của gia đình Mạc Sầu. Chính là Hoà Lang. Ba con sợ nó bị bệnh đau ruột dự"
Dục Thủy cũng quan tâm. "Hòa Lang? Con hy vọng không quá trầm trọng! Anh ta là người con cuối cùng trong nhà đó."
Bà mẹ nói tiếp, "Và một người con trai quá tốt đẹp như thế."
"Con vẫn nghe nói anh ta là người tốt." Dục Thủy trả lời, cúi xuống ăn, mắt nhìn xuống đất.
Bà mẹ tiếp tục, "Ba con cảm thấy rất có trách nhiệm."
"Thì ông Mạc Sầu là bạn tốt của ba mà."
"Không phải chỉ có thế thôi. Ba con rất thích Hoà Lang. Ba con mong ước nhiều chuyện khác nữa."
Dục Thủy biết điều mong ước của cha, nhưng nàng không thể trả lời, dù để tự bảo vệ mình. Nàng ngồi đó trong một giấc mơ về mối tình bí mật, toàn thể con người nàng xa lià thực tế, xa cách căn nhà và cha mẹ. Nàng đã xa cách cha mẹ rồi, tâm hồn và thể xác bám lấy người thanh niên Mỹ ấy. Không còn cần phải giả bộ nữa. Nàng chỉ có thể che giấu sự thực cho tới lúc nàng biết chàng muốn gì. Nàng đã trông thấy nhiều thanh niên Mỹ, mặc dầu chưa có ai giống chàng. Những người Mỹ nàng trông thấy là những người ồn ào ngoài đường phố, những kẻ thô tục, những binh sĩ say rượu, những kẻ gây huyên náo, chế nhạo và xô đẩy nhau. Trong một cuộc diễn hành, binh sĩ Mỹ trông có vẻ sạch sẽ, im lặng và bao giờ cũng tuân lệnh. Họ bước đi trong những hàng lối hoàn hảo, chân bước lên xuống ăn nhịp và rất đều bước. Trong một buổi diễn hành, họ không nhìn trái hay phải, trừ trường hợp được lệnh, và lúc đó mọi con mắt đều quay như một. Tuy nhiên khi họ không đi diễn hành, họ tách ra từng nhóm, mỗi nhóm là một đơn vị Ồn ào. Nàng khinh bỉ họ, tránh họ, nấp sau những nơi kín đáo chờ họ đi quạ Những người con gái Nhật mà họ kết bạn được còn đáng khinh hơn nữa. Nàng không giống bọn họ. Nàng là người độc nhất. Nhưng chàng cũng độc nhất nữa. Như vậy tình yêu của họ không giống bất cứ người nào khác. Nhưng chàng và nàng sẽ làm gì?
Nàng lơ đãng trả lời mẹ, đôi khi còn nói dối. Khi bữa ăn chấm dứt, nàng thấy mẹ nhìn nàng với đôi mắt ngỡ ngàng.
Mẹ nàng hỏi, "Có chuyện gì con cảm thấy con không muốn nói với mẹ không?"
Dục Thủy trả lời, "Chỉ có một vấn đề hiện ra trong lớp học thôi." Nàng ngạc nhiên sao nàng có thể nói dối dễ dàng như thế. Một ngày nào đó nàng sẽ buồn tiếc đã nói dối mẹ, nhưng lúc này, khi tất cả tâm trí và máu huyết nàng nàng chỉ là một sự ngỡ ngàng ngọt ngào, thì nàng không cần.
Nàng rút lui khỏi phòng ăn ngay, nói rằng nàng mệt mỏi, và đi về phòng ngủ. Đêm trong sáng từ cái nệm của nàng trên sàn nhà; nàng nhìn bầu trời đầy sao qua cửa bình phong. Có lẽ không khí hơi ẩm ướt, và cuối cùng là một sự tĩnh lặng khiến cho những ngôi sao dịu đi. Những ngôi sao không lấp lánh nữa, mà chỉ hắt lên một ánh sáng vàng, giống như những ngọn đèn lồng bằng lụa. Chàng có thắc mắc hai người sẽ phải làm gì không? Như người Mỹ đã nói, khi hai người yêu nhau, có thể nào chẳng làm gì không? Tuy vậy bao giờ cũng phải làm một cái gì. Nàng nhớ lại những truyện trong báo chí nàng đọc tại California. Hôn nhân bao giờ cũng theo sau tình yêu. Thoạt đầu là những nụ hôn, rồi lời tuyên bố công khai, sau đó là ngày cưới phải được xác định. Nàng đã nhận được nụ hôn của chàng, và đã nghe chàng tuyên hứa. Bây giờ điều chàng phải làm là đòi hỏi ngày cưới, nếu những tập tục này vẫn còn tồn tại. Tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi sau cuộc chiến. Và ở Hoa Kỳ và Virginia nữa cũng phải có sự thay đổi.
Nàng thở dài, nhớ lại khuôn mặt chàng, rồi mỉm cười mong ước mau tới ngày hôm sau.
Chia sẻ:
Chia sẻ
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.